Họ Cao-Xuân Nghệ An Việt Nam - gia phả - family tree - caoxuan.com - 
Đền Thờ Hình Ảnh Gia Phả Tài Liệu Liên Lạc

Hình ảnh ngày lễ giỗ 100 năm Cố Cao Xuân Dục





Diễn văn

Ông Cao Xuân Thành phát biểu nhân ngày giỗ 100 năm

PHIẾU BỔ SUNG THÔNG TIN CHO GIA PHẢ


Kính gửi thành viên đại gia đình dòng họ Cao-Xuân

Ban liên lạc họ Cao-Xuân tại Hà Nội mong muốn thực hiện công việc thu thập thông tin về các thành viên trong đại gia đình Cao-Xuân để cập nhật gia phả của dòng họ, góp phần hoàn chỉnh thêm gia phả, đồng thời tạo cơ sở cho các thế hệ tiếp theo của dòng họ hiểu biết rõ hơn về các mối quan hệ gia đình, dòng họ, từ đó duy trì và phát triển sự kết nối giữa các thành viên trong tương lai.

Ban liên lạc kính đề nghị bà con nhận được phiếu này thì điền thông tin đầy đủ và cập nhật nhất có thể vào các ô của phiếu rồi gửi lại cho ô Cao Xuân Phong, có địa chỉ liên lạc là phongcaox@gmail.com, hoặc Zalo/điện thoại 0913510501, hoặc viber/facebook Phong Cao; hoặc cho bất kỳ thành viên nào khác của Ban liên lạc (gồm các ông Cao Xuân Hạnh 0903261993, Cao Xuân Lâm 0913540827, Cao Xuân Thành 0915340269).

Ban liên lạc xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm và hỗ trợ của bà con!


Tải phiếu bổ sung thông tin gia phả Cao-Xuân

~~~~~~ Tìm hiểu về dòng họ Cao-Xuân ~~~~~~

Tiểu Sử ông Cao Xuân Dục

Cao Xuân Dục (1843-1923) tự là Tử Phát, hiệu Long Cương Cổ Hoan Đông Cao; người làng Thịnh Mỹ, xã Cao Xá, huyện Đông Thành, phủ Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
Ông thi đỗ Cử nhân vào năm Bính tý-1876 triều vua Tự Đức, theo tập san BAVH số 4/1923 thì Cao Xuân Dục bắt đầu làm quan ở tỉnh Quảng Ngãi vào tháng 2/Đinh sửu, năm Tự Đức 30 (tháng 4/1877) với chức Hậu bổ, rồi Tri huyện Bình Sơn, Tri huyện Mộ Đức. Lúc đó Quảng Ngãi bị hạn hán, lụt lội liên tiếp nên dân chúng lâm vào cảnh đói ăn, cướp bóc nổi lên khắp nơi. Cao Xuân Dục đã cùng Khâm phái Đoàn Khắc Nhượng thực hiện tốt việc cấp phát gạo cứu đói, xin triều đình cho dân vay tiền để làm ăn, ổn định cuộc sống.
Tháng 4/Canh thìn, năm Tự Đức 33 (tháng 5/1880) ông Dục được thăng hàm Hàn lâm Biên tu. Đến tháng 7/Tân tỵ, năm Tự Đức 34 (tháng 8-1881), ông được điều về Huế làm Lãnh Tư vụ bộ Hình, sau đó được chuyển sang bộ Hộ.
Tháng 3/Nhâm Ngọ-1882 Hà thành bị Pháp chiếm, Trần Đình Túc được sung làm Chánh sứ, đến Hà Nội thương thuyết, Cao Xuân Dục có mặt trong phái đoàn với tư cách là Thư ký.
Đại Nam Thực Lục bắt đầu ghi tên của Cao Xuân Dục vào tháng 12/Quý mùi-1884 triều vua Kiến Phúc, khi ông đang làm Lãnh Tri phủ Ứng Hòa tỉnh Hà Nội thì được thăng lên Tri phủ.
Tháng 7/Giáp Thân-1884 triều vua Hàm Nghi, Tri phủ Ứng Hòa là Cao Xuân Dục đánh dẹp đắc lực, làm việc giỏi, nhiều người khen ngợi, được thăng Hồng lô Tự thiếu khanh, Biện lý bộ Hình. Sau vì chức Án sát Hà Nội còn khuyết, Cao Xuân Dục lại được chuẩn đổi Lãnh Án sát tỉnh ấy.
Tháng 9/Ất dậu-1885 triều vua Đồng Khánh, Cao Xuân Dục được gia thưởng Kim khánh có chữ “Nhung Công”, lúc đó giặc Sậy quấy phá các hạt Thanh Trì, Thanh Oai, Ứng Hoà, Thường Tín; ông Dục đã thân hành đốc suất các toán quân đánh bại bọn giặc, chém bắt và thu được nhiều khí giới.
Tháng 2/Bính tuất-1886, ông Dục làm Bố chánh tỉnh Hà Nội.
Tháng 11/Đinh hợi-1887, Quang lộc Tự khanh, Bố chánh Hà Nội Cao Xuân Dục được thăng Thị lang sung Hải phòng sứ Hải Dương. [Nha hải phòng: coi việc tuần phòng miền biển; Nha sơn phòng: coi việc tuần phòng núi. Nguyễn Thân là vị Sơn phòng sứ nổi tiếng ở Nghĩa-Định.]
Tháng 9/Tân mão-1891 triều vua Thành Thái, Cao Xuân Dục làm Tổng đốc Sơn-Hưng-Tuyên.
Tháng 6/Quý tỵ-1893 ông được tấn phong tước An Xuân nam.
Theo sách Quốc triều Hương khoa lục do chính Cao Xuân Dục biên soạn thì ông được cử làm Chủ khảo kỳ thi Hương ở trường Hà-Nam vào năm Giáp ngọ-1894.
Tháng 12/Kỷ hợi-1900 Hiệp biện Đại học sĩ Cao Xuân Dục sung Phó tổng tài Quốc sử quán, được cử coi việc soạn sách Nhân Thế Tu Tri, theo đề nghị của Cơ mật viện Đại thần Nguyễn Thân. Sách tập hợp các việc luân lý cương thường, chuyện thù tạc vãng lai, việc có liên quan đến sinh hoạt hàng ngày của con người; chọn những câu cách ngôn, nêu chứng cứ bằng các gương tốt, trích ra phân loại biên soạn rồi in ban bố truyền tụng để uốn nắn nhân tâm, duy trì phong tục.
Tháng 2/Canh tý-1900, ông Dục được cấp tiền (theo lệ là 1330 đồng) để khai khẩn ruộng ở La Vân, Hưng Nguyên, Nghệ An.
Tháng 3/Tân sửu-1901, Cao Xuân Dục được sung làm Chánh chủ khảo kỳ thi Hội.
Tháng 11/Nhâm dần-1902, Cao Xuân Dục cùng Hoàng Cao Khải (Thượng thư hai bộ Binh-Công), Trần Văn Vĩ… ra Hà Nội dự Hội đấu xảo và mang phẩm vật tặng Chánh, Phó toàn quyền Đông Dương.
Tháng 2/Bính ngọ-1906, mở Đại hội bàn định sửa chữa học quy ở Hà Nội, Cao Xuân Dục (Phó tổng tài Quốc sử quán) và Lê Trinh (Thượng thư bộ Lễ) được cử đi dự.
Tháng 2/Đinh mùi-1907 Cao Xuân Dục (Tổng tài Quốc sử quán), xin đổi quy định trường thi Hội. Đến tháng 4 triều đình đặt lại Hội đồng tu chỉnh học quy gồm các hội viên Cao Xuân Dục, Lê Trinh, Vương Duy Trinh (Tổng đốc Nam-Ngãi), Trần Đình Phong (Tế tửu Quốc tử giám). Và đến kỳ thi Hội vào tháng 5 ông Dục được sung làm Độc Quyển.
Tháng 9/Đinh mùi-1907 triều vua Duy Tân, Cao Xuân Dục được sung làm Phụ chính Đại thần, lãnh Thượng thư bộ Học khi bộ này được thành lập. Đến tháng 11 ông Dục cùng Thượng thư bộ Hộ Huỳnh Côn là hội viên Hội đồng chỉnh lý văn học An Nam vào Sài Gòn dự hội nghị.
Tháng 1/Mậu thân-1908 ông Dục được gia hàm Thái tử Thiếu bảo. Ông ra Hà Nội xét nghĩ quy thức tân học, khi về tâu lên vua rằng phép học phép thi đều phải cải lương, sách vở trừ sách Ấu học mà Bắc Kỳ san định, còn các sách Tiểu học, Trung học cần phải quy về giản dị để tiện dạy dỗ. Xin cho các ông Phạm Liệu, Đặng Văn Thụy, Nguyễn Đức Lý, Nguyễn Ân Tái, Vũ Phương Trứ vào sở Tu thư hội đồng biên tập.
Đến tháng 9 khi Toàn quyền Klobukowski (Antony Wladislas Klobukowski, Toàn quyền Đông Dương từ tháng 8/1908-1/1910) tới Huế, các Phụ chính Đại thần Cao Xuân Dục, Trương Như Cương và hoàng tử Bửu Liêm (em vua Thành Thái) ra Đà Nẵng đón tiếp.
Tháng 11/Kỷ dậu-1909, Cao Xuân Dục và Trương Như Cương ra Nghệ An, Hà Tĩnh quan sát hiện tình.
Tháng 6/Canh tuất-1910 đặt Hội đồng học quy Trung Kỳ gồm các hội viên là Cao Xuân Dục (Thượng thư bộ Học), Huỳnh Côn (Thượng thư bộ Lễ), Đào Thái Hanh (Thị lang bộ Lại), Nguyễn Văn Trình (Đốc học phủ Thừa Thiên).
Tháng 1/Tân hợi-1911 Cao Xuân Dục được thăng tước An Xuân tử.
Đến tháng 10 khi Toàn quyền Sarraut (Albert Sarraut, Toàn quyền Đông Dương từ tháng 11/1911-01/1914) tới Huế, các Phụ Chính Đại thần Cao Xuân Dục, Trương Như Cương và Tôn Thất Hân ra Đà Nẵng đón tiếp, tháng 6/Nhâm tý-1912 Cao Xuân Dục và Trương Như Cương cùng Khâm sứ Mahé (Georges Marie Joseph Mahé, Khâm sứ Trung Kỳ từ năm 1912-1913) tới Lâm Viên quan sát hiện tình. Đến tháng 7 ông Dục được Pháp tặng Bắc Đẩu bội tinh hạng tư, và vào tháng 9 khi ông tròn 70 tuổi (tính tuổi ta), được vua tặng Kim khánh hạng lớn có chữ “Kiêm Đạt Tôn Tam” và 8 tấm the Nam.
Tháng 2/Quý sửu-1913 Cao Xuân Dục ra Hà Nội dự Hội nghị về học quy.
Đến tháng 5 khi Toàn quyền Sarraut và Quyền khâm sứ Charles (Jean François Eugène Charles, Khâm sứ Trung Kỳ từ năm 1913-1920) tới Huế, các Phụ chính Đại thần Cao Xuân Dục và Trương Như Cương ra Đà Nẵng đón tiếp, và vào tháng 9, sách Quốc triều Hương khoa lục và Quốc triều Đăng khoa lục, phần Tục biên do Cao Xuân Dục chủ biên được khắc in (trước đã khắc in phần Chính biên). Cũng trong tháng đó Phụ chính Đại thần, Thái tử Thiếu bảo, Hiệp biện Đại học sĩ, lãnh Thượng thư bộ Học, sung Tổng tài Quốc sử quán, An Xuân tử Cao Xuân Dục được thăng Đông Các điện Đại học sĩ và về hưu.
Tháng 9/Nhâm tuất-1922 triều vua Khải Định, Cao Xuân Dục tròn 80 tuổi (tính tuổi ta), được vua tặng Kim khánh hạng lớn kèm bài thơ ngự chế như sau:
“Công danh áng lí lịch khu trì,
Ngũ lục niên lai điểu quyện phi.
Mao tuế cận đăng Lương lão bảng,
Hoa niên thích yết Lã ông kì.
Tùng vân cao ngọa ngâm phong nguyệt,
Ôn bột sổ ngôn khanh thả chí,
Dao kì thọ tấn viết kì di.”
Dịch nghĩa:
“Từng trải bôn ba lập công danh rạng rỡ,
Năm sáu năm nay mới mỏi cành chim bay.
Tuổi tác xấp xỉ tuổi lão họ Lương lúc được đề danh trên bảng vàng,
Sống lâu bằng ông họ Lã khi về buông cần câu cá.
Nhàn nhã tùng mây nằm ngâm phong vịnh nguyệt,
Rượu ngon sóng sánh rót uống trong sợi tuyết bay.
Mấy lời ân cần này khanh khá nên ghi nhớ,
Từ xa trẫm cầu mong cho khanh thọ đến trăm tuổi.”
Dịch thơ:
Công danh rạng sải cánh chim bằng,
Mỏi mệt ngừng bay mới dăm năm.
Tuổi tác cũng gần ngang Lương Hạo,
Hoa niên đã sánh với Lã Ông.
Rượu rót đầy vơi cùng sương tuyết,
Thơ ngâm nhàn nhã gối gốc thông.
Trẫm chúc điều này khanh ghi nhớ,
Được có ngày mừng thọ tròn trăm.
Tháng 4/Quý hợi-1923, Thái tử Thiếu bảo, Đông Các điện Đại học sĩ, An Xuân tử trí sự Cao Xuân Dục chết, được truy tặng hàm Thiếu phó.
Vào năm 1925, Công sứ Nghệ An xin vua Khải Định lấy tên của Nguyễn Trường Tộ và Cao Xuân Dục đặt cho trường học, vì hai người đều quê ở Nghệ An và có tiếng tăm về giáo dục.
TÁC PHẨM CỦA ÔNG CAO XUÂN DỤC
A- Khi làm Phó tổng tài, Tổng tài Quốc sử quán, ông Cao Xuân Dục đã chủ biên các tác phẩm sau:
1- Đại Nam Thực Lục Đệ ngũ kỷ.
2- Đại Nam Thực Lục Đệ lục kỷ.
3- Quốc triều Tiền biên toát yếu.
4- Quốc triều Chánh biên toát yếu
5- Quốc triều Luật lệ toát yếu.
6- Đại Nam nhất thống chí.
7- Quốc triều Hương khoa lục.
8- Quốc triều Hội khoa lục.
9- Danh thần liệt truyện.
10- Đại Nam Tục biên Hội điển.
11- Nhơn thế tu tri.

B- Về văn học, thơ văn của Cao Xuân Dục có trong các sách sau:
1- Long Cương văn tập.
2- Long cương hưu tần hiệu tần tập.
3- Long Cương hưu đình hiệu tần tập.
4- Long Cương bát thập thọ ngôn biên tập.
5- Long Cương Bắc trấn hành dư thi tập.
6- Tân giang từ tập.
7- Thù phụng biền thể.
8- Thực thu Đông các cáo văn tịnh đối liên.
9- Thượng Long Cương Cao đại nhân thư phụ đối liên điếu văn thi tập.
10- Tiết ngọc đối liên.

Nguồn: Sài Gòn Xưa (https://www.facebook.com/oldsaigon75/posts/1678984045483858/)

back to top



Hình Ảnh || Liên Lạc || English || Français